Kích thích điện thường được sử dụng trong vật lý trị liệu để giảm đau, nhưng các nhà khoa học Nga và Mỹ đã quyết định áp dụng phương pháp này giúp một người đàn ông 29 tuổi giành lại đôi chân sau khi bị một tai nạn khủng khiếp.
Nhờ phương pháp mới được Viện Khoa học Vật lý Pavlov trực thuộc Học viện Khoa học Nga và Bệnh viện Đa khoa Mayo ở Mỹ đồng phát triển, một người đàn ông bị bại liệt từ năm 2013 đã có khả năng đi lại. Hai nhà khoa học kích thích tủy sống của anh bằng cách sử dụng một loại điện cực cấy ghép cho phép các neutron thần kinh tiếp nhận hiệu cho thấy anh muốn đứng hoặc đi.
Nhờ phương pháp mới được Viện Khoa học Vật lý Pavlov trực thuộc Học viện Khoa học Nga và Bệnh viện Đa khoa Mayo ở Mỹ đồng phát triển, một người đàn ông bị bại liệt từ năm 2013 đã có khả năng đi lại.
Vài năm trước, các nhà khoa học công tác tại Viện Khoa học Vật lý Học viện Khoa học Nga và Bệnh viện Đa khoa Mayo của Mỹ đã thử nghiệm phương pháp này trên chuột và phát hiện ra rằng, ngay cả khi sau chấn thương cột sống nghiêm trọng thì một số sợi thần kinh vẫn hoạt động. Các chuỗi tế bào thần kinh đó thường không liên quan đến chức năng cơ thể, nhưng chúng có thể được lập trình lại để thực hiện nhiệm vụ mới.
Kích thích điện đối với các neutron này kết hợp với luyện tập đặc biệt trong một “bộ xương ngoài” cho phép chuột phục hồi hoàn toàn khả năng vật động đôi chân của chúng. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành thực nghiệm tương tự trên khỉ.
Bệnh nhân đầu tiên của họ là một người đàn ông 29 tuổi bị chấn thương cột sống trong vụ tai nạn trượt tuyết vào năm 2013. Anh không thể vận động hoặc có bất kỳ cảm giác ở phần thân dưới, và được chẩn đoán mất khả năng vận động hoàn toàn.
Trong nghiên cứu từ năm 2016, người đàn ông bị bại liệt được trị liệu vật lý và sau đó được cấy ghép điện cực ở bên dưới vùng cơ thể bị thương. Điện cực kết nối với một thiết bị tạo xung bên dưới da bụng của bệnh nhân và giao tiếp không dây với một bộ điều khiển ngoài.
“Điều này cho chúng ta biết mạng neutron thần kinh bên dưới phần cột sống chấn thương vẫn có thể vận động sau khi bị bại liệt,” Kendall Lee, một bác sĩ giải phẫu thần kinh kiêm Trưởng phòng Kỹ thuật Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa Mayo cho biết.
Trong suốt 2 năm, bệnh nhân trải qua 113 lần phục hồi, và có thể đi lại nhờ sử dụng khung tập bước. Vì không thể lấy lại cảm giác, ban đầu anh sử dụng gương soi để quan sát chân, trong khi các chuyên gia trị liệu xem xét vị trí, vận động và sự cân bằng trên đôi chân của anh. Tuy nhiên, khi kích thích không còn, người đàn ông vẫn bất động. Theo ông Lee, điện cực cấy ghép trước đây được sử dụng cho mục đích khác, ví dụ như giảm đau mãn tính trong quá trình vật lý trị liệu.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Nature Medicine của Mỹ số ra vào tháng 10.